Lịch sử [1] Kinh_tế_học_phúc_lợi

Kinh tế học phúc lợi cũ

Kinh tế học phúc lợi ra đời vào năm 1920. Đại biểu xuất sắc cho thời kỳ này của kinh tế học phúc lợi là nhà kinh tế học người Anh Arthur Cecil Pigou. Tư tưởng chủ yếu của thời kỳ này đó là phúc lợi là hiệu quả sử dụng đạt được hoặc mức thỏa mãn của cá nhân, có thể so sánh được bằng số lượng giữa các cá nhân. Phúc lợi kinh tế có thể được tính toán bằng tiền.

Kinh tế học phúc lợi mới

Kinh tế học phúc lợi mới ra đời từ thập niên 1930 của thế kỷ XX. Tư tưởng chủ yếu lúc này là hiệu quả sử dụng lớn hay nhỏ là còn tùy thuộc vào thứ tự chứ không phải là số lượng. Mức độ hiệu quả được biểu hiện thông qua mức độ thị hiếuthu nhập của mỗi người đối với sản phẩm, làm cho phúc lợi đat tới giá trị tối đa. Phúc lợi xã hội nói chung nhờ đó cũng đạt được đến tối đa.